Kênh kết nối

Khái niệm đội hình 3-6-1: Ưu nhược điểm

Tin bóng đá | by Trần Đăng Quang

Đội hình 3-6-1 là một đội hình sử dụng trong bộ môn bóng đá được nhiều người hứng thú tìm hiểu. Đây cũng là một trong những đội hình được nhiều huấn luyện viên nổi tiếng thường xuyên sử dụng. Vậy, mô hình sắp xếp 3-6-1 có cách thức vận hành như thế nào, hãy cùng RAKHOITV tìm hiểu ngay sau đây.

Khái niệm đội hình 3-6-1

Đội hình 3-6-1 là một chiến thuật sắp xếp đội hình phổ biến trong bộ môn thể thao vua. Sơ đồ này có cấu trúc là 3 trung vệ, 4 tiền vệ trung tâm và 1 tiền vệ phòng ngự. Điều này có nghĩa là trên sân đấu của đội, sẽ có 1 cầu thủ hàng công tại vị trí CF và 1 cầu thủ ST trung phong.

Khu vực trung tuyến, có tổng cộng 6 cầu thủ. Chính vì thế, đội hình này thiên về kiểm soát bóng và hoạt động chủ yếu ở tuyến giữa. Bên cạnh đó, 2 bên cánh sẽ có 2 tiền vệ đảm nhiệm vai trò tấn công từ nhiều phía. Cho nên hướng tấn công của đội hình này cực kỳ đa dạng.

Nhìn chung, các chuyên gia đánh giá đội hình này mạnh về khả năng kiểm soát bóng. Và nó sẽ là đội hình giúp các đội bóng nắm thế chủ động tại tuyến giữa. Hơn nữa, huấn luyện sẽ dễ dàng áp đặt lối chơi của mình lên toàn bộ trận đấu. Đội hình 3-6-1 thường được các đội bóng nhỏ tận dụng vì nó cho họ cơ hội để lui về phòng ngự kịp thời.

Cách thức vận hành của đội hình 3-6-1

Cách thức vận hành của chiến thuật sắp xếp này vô cùng dễ hiểu. Nếu bạn chưa biết về nó thì hãy để RAKHOITV bật mí cho bạn ngay sau đây.

Hàng thủ

Đội hình 3-6-1 chỉ có 3 hậu vệ. Vì thế, việc tổ chức phòng ngự trong mô hình này đòi hỏi độ chính xác cực kỳ cao. Hậu vệ phải án ngữ trước khung thành một cách liên tục và tạo ra hàng phòng thủ vững chắc. Họ phải đảm bảo tiền đạo của đội bạn không thể xâm nhập vào vòng cấm.

Để vận hành tốt mô hình này thì cả 3 hậu vệ phải có kỹ năng đánh chặn và cắt bóng tốt. Trong trường hợp khẩn, 1 hậu vệ dâng cao thì 1 hậu vệ khác phải kịp thời lui về phòng ngự. Bởi vì so với các đội hình khác thì mô hình này đã ít hậu vệ hơn hẳn.

Hàng tiền vệ

Hàng tiền vệ của đội hình 3-6-1 đóng vai trò then chốt dẫn đến chiến thắng cho đội bóng. Huấn luyện viên phải có cách bố trí cầu thủ tiền vệ hợp lý để đảo bảo chiến thuật này hoạt động trơn tru. Thông thường, phương án tối ưu nhất là 2 cầu thủ ở vị trí tiền vệ cánh, 2 cầu thủ ở vị trí tiền vệ phòng ngự. Và sẽ có 2 tiền vệ ở vị trí trung tâm.

Với 6 tiền vệ này, một bức tường vững chắc sẽ được tạo ra. Huấn luyện viên và cầu thủ sẽ dễ dàng kiểm soát tình hình trận đấu. Đặc biệt, 2 cầu thủ ở vị trí cánh sẽ linh hoạt dân cao tấn công để có thể xuyên phá hàng thủ của đội bạn. Hoặc họ cũng có thể lùi về phòng ngự khi cần thiết.

Hàng tiền đạo

Riêng về hàng tiền đạo, đội hình 3-6-1 chỉ có duy nhất 1 cầu thủ. Chân sút này sẽ đảm nhiệm vai trò ghi bàn chính cho đội. Vì thế, tất cả các tiền vệ đều tập trung chuyền bóng cho cầu thủ này. Để đảm nhiệm vị trí tiền đạo, cầu thủ phải có thân hình cao to và có khả năng đánh đầu tốt. Bởi vì vị trí này yêu cầu nhận các đường tạt cánh khá thường xuyên.

Ưu và nhược điểm của mô hình 3-6-1

Ưu điểm của mô hình 3-6-1 là:

  • Đội hình có hệ thống tiền vệ phân bố rải đều trên sân. Điều này giúp tạo ra một chuỗi chuyền bóng hiệu quả.

  • Bóng sẽ được luân chuyển đến nhiều vị trí để tạo ra thế chủ động. Nhờ vậy, hàng phòng ngự của đối phương sẽ bị kéo dãn và để lộ nhiều sơ hở. Chính nhờ điều này mà tiền đạo của đội có thể xâm nhập vòng cấm một cách dễ dàng.

  • Sơ đồ sắp xếp này tạo nên nhiều phương án tấn công để tận dụng đường bóng tốc độ từ hàng tiền vệ.

Nhược điểm của đội hình 3-6-1 là:

  • Các cầu thủ phải có sự tự giác giữ đúng vị trí của mình. Muốn đạt thành công, mọi vị trí đều phải được đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật. Cụ thể, các cầu thủ phải có yếu tố phù hợp về mặt thể chất, sức khỏe lẫn kỹ năng sân cỏ.

  • Đặc biệt, các tiền vệ và tiền đạo phải linh hoạt tấn công và lùi sâu để chuyền bóng.

Ví dụ các đội bóng đã áp dụng đội hình 3-6-1

Đội hình 3-6-1 được khá nhiều huấn luyện viên ưa chuộng và áp dụng trong nhiều giải đấu lớn. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phổ biến khoảng 10 năm trước. Những năm trở lại đây, có khá ít huấn luyện viên sử dụng vì nó yêu cầu cầu thủ phải có quá nhiều kỹ năng.

Điểm lại một số trường hợp thành công với mô hình sắp xếp này là:

  • Đội tuyển U19 Việt Nam năm 2015 đã sử dụng cách sắp xếp cầu thủ này để tham gia vòng loại U19 châu Á 2016.

  • Đội tuyển U21 Việt Nam vào tranh hạng 3 Nation Cup 2016 cũng đã áp dụng mô hình cầu thủ này.

Trên đây là tất cả các thông tin về đội hình 3-6-1 đầy “lập dị” nhưng không kém phần hiệu quả. Nếu bạn là một người đam mê bóng đá thì hãy cùng RAKHOITV tìm hiểu thêm nhiều đội hình khác qua các bài viết sau.

Bài liên quan

❰ quay lại